6 cách chăm trẻ sơ sinh của mẹ khiến con đang khỏe mạnh bỗng ốm yếu, khó nuôi

Tuy nhiên, chỉ cần sơ ý một chút hoặc không tìm hiểu kỹ càng, chính mẹ lại có thể trở thành người gây hại con mình. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh hoàn toàn sai lầm mà hiện nay vẫn có không ít bà mẹ mắc phải. 1, Rơ lưỡi sai

Tuy nhiên, chỉ cần sơ ý một chút hoặc không tìm hiểu kỹ càng, chính mẹ lại có thể trở thành người gây hại con mình. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh hoàn toàn sai lầm mà hiện nay vẫn có không ít bà mẹ mắc phải.

1, Rơ lưỡi sai cách

Từ rất lâu các mẹ thường có thói quen rơ lưỡi cho con bằng mật ong để đảm bảo con không còn khó chịu, đau đớn do nấm lưỡi. Tuy nhiên thói quen này cực kỳ nguy hiểm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những hậu quả kinh khủng khi sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cụ thể bé có thể bị ngộ độc nặng thậm chí tử vong vì nhiễm độc botulism. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh quá non nớt nên không thể tự chuyển hóa cũng như lọc bỏ các độc tố từ chất này. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong cho bé.

Nếu muốn rơ lưỡi cho con, chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các biện pháp an toàn hơn. Mẹ cũng lưu ý không nên rơ lưỡi quá nhiều vì việc này sẽ khiến lưỡi trẻ dễ bị tổn thương, trầy xước, ảnh hưởng vị giác khiến con trở nên biếng ăn, hay quấy khóc khó chịu hơn.

2, Cho bé ăn dặm quá sớm

Nhiều bà mẹ rất nôn nóng trong việc cho con ăn dặm. Mẹ muốn bé biết ăn từ sớm để có thể cung cấp thêm nhiều nguồn dưỡng chất cho bé lớn nhanh.

Tuy nhiên, ăn dặm quá sớm, ép bé ăn dặm khi bé chưa sẵn sàng là một quan niệm nuôi con hoàn toàn sai lầm. Thời điểm ăn dặm thích hợp nhất là khi con đã được 5 – 6 tháng tuổi.

Kết quả hình ảnh cho Cho bé ăn dặm quá sớm

Lý do là vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vô cùng yếu ớt và chỉ thích hợp cho việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa. Việc buộc phải tiếp nhận thức ăn sẽ khiến đường ruột của trẻ bị tổn hại, bé dễ tiêu chảy, nôn mửa, khả năng viêm ruột và rối loạn tiêu hóa là rất cao.

3, Cho trẻ sơ sinh tráng miệng bằng nước

Các chuyên gia đã khẳng định, trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần uống nước. Việc bổ sung thêm nước để tráng miệng sau khi con bú sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm.

Các thành phần trong sữa mẹ đã được chứng minh là vô cùng đầy đủ và phù hợp để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tăng trưởng mỗi ngày, kể cả lượng nước trẻ cần ở độ tuổi này.

Vì thế, mẹ đừng nên nghe theo lời người khác và cho bé sơ sinh uống thêm nước, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không thêm bất cứ loại thức ăn nào khác. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ được cho uống thêm nước sẽ rất dễ bị biếng ăn, suy nhược cơ thể.

Hơn nữa, nếu nguồn nước không đảm bảo thì nguy cơ con tiêu chảy, ngộ độc là cực kỳ cao. Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp bé bị loãng máu, giảm nồng độ natri, co giật hôn mê và nặng hơn là dẫn đến tử vong.

4, Chủ quan khi con có dấu hiệu bệnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần có sự quan sát con thật kỹ lưỡng ở mọi thời điểm vì em bé lúc này rất non nớt lại chưa thể nói cho mẹ biết mình đang cảm thấy thế nào.

Khi nhận thấy những bất thường ở con, nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

Nhiều người chủ quan trẻ chỉ bị bệnh “xoàng”, sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không đưa con đi thăm khám. Hậu quả là con có thể bị bệnh nặng hơn và phải chịu nhiều hậu quả tai hại không đáng có.

5, Ngoáy tai thường xuyên

Sợ con bị bẩn nên nhiều bà mẹ thường mắc “hội chứng” sạch sẽ quá mức. Một số từng thừa nhận rằng mỗi ngày đều phải ngoái mũi và ngoáy tai cho con vì sợ bé sẽ bị viêm nhiễm qua những bộ phận thường ít được chú ý này.

Nhưng đây là việc hoàn toàn không cần thiết và lại có khả năng gây hại cho con. Theo các bác sĩ, ráy tai có vai trò giữ bụi bặm và ngăn chặn vi khuẩn nên mẹ chỉ cần vệ sinh tai cho con nhẹ nhàng mỗi tuần một lần, tránh ngoáy quá sâu, quá nhiều vì sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm tai ảnh hưởng đến thính giác sau này.

6, Hôn môi để thể hiện tình cảm

Mẹ tuyệt đối không được giữ suy nghĩ hôn môi là thể hiện tình cảm nên cho người khác tự do lại gần ôm ấp, hôn hít con. Ngay cả chính mẹ cũng nên hạn chế việc hôn môi con vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm.

Đã từng có rất nhiều trường hợp trẻ mất mạng chỉ do nhận được những “nụ hôn yêu thương” từ người lớn. Vì thế, mẹ đừng nên cho người khác tự tiện áp sát mặt vào mặt trẻ hoặc hôn hít con.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X