5 sai lầm tai hại khi ăn lẩu làm cho dạ dày, đường ruột và cơ thể “kêu cứu”, lâu ngày gây bệnh

1. Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều Nhắc đến ăn lẩu là sẽ không thể thiếu những cốc bia, ly rượu cùng bạn bề ngồi hàn huyên, tâm sự suốt hàng giờ đồng hồ. Khi phải ăn một bữa ăn quá lâu, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công

1. Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Nhắc đến ăn lẩu là sẽ không thể thiếu những cốc bia, ly rượu cùng bạn bề ngồi hàn huyên, tâm sự suốt hàng giờ đồng hồ. Khi phải ăn một bữa ăn quá lâu, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất trong thời gian dài dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tăng lượng cholesterol trong máu…

Ngoài ra đối với nước lẩu nhất là khi ăn lẩu ngoài hàng không đảm bảo chất lượng, khi bị đun chín quá lâu trong nhiệt độ cao sẽ sản sinh nitric có hại cho sức khỏe, vitamin bị phân hủy, biến thành độc tố gây hại cho cơ thể thậm chí là dẫn đến ung thư. Vì vậy không nên kéo dài thời gian ăn lẩu quá 2 tiếng.

2. Ăn lẩu quá nóng và sôi liên tục

Nếu trong thời tiết mưa gió mà được thưởng thức một nồi lẩu sôi, bốc khói nghi ngút chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C. Mức nhiệt này rất dễ làm tổn thương khoang miệng, vòm họng, dạ dày và thực quản.

Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn vòm họng, niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính. Thức ăn nóng được gắp vào miệng sẽ gây bỏng khoang miệng và vòm họng. Thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng sẽ gây ung thư vòm họng. Ngoài ra khi thức ăn nóng được đưa xuống dạ dày, phần niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, nếu không được phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời, dần dần sẽ hình thành bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.

3. Ăn lẩu cho nhiều gia vị chua cay

Khi ăn lẩu, ai cũng thích vị chua, cay. Tuy nhiên, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày. Do vậy những người đang có bệnh da dày, đường ruột, vòm họng,… không nên ăn lẩu nhiều và cũng không nên ăn chua, cay quá mức.

4. Thực phẩm bẩn dễ gây ngộ độc

Khi ăn ở nơi không đảm bảo, nồi lẩu sẽ không sạch sẽ. Ví dụ các loại rau như: rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,.. có thể chỉ được rửa qua loa, không sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn nặng hơn là ngộ độc thức ăn.

5. Cho các loại thực phẩm vào cùng lúc

Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen thả tất cả đồ ăn vào cùng lúc. Tuy nhiên, khi cho nhiều loại đồ ăn như thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một lúc rất dễ khiến một số ký sinh trùng lây lan, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, cách tốt nhất khi ăn lẩu là đợi loại thực phẩm này được nhúng chín rồi cho loại thực phẩm khác.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X