4 đứa trẻ khi nhỏ khó nuôi, cha mẹ rất vất vả nhưng lớn lên lại khiến họ mát mặt mát mày

Sinh con đã khó, nuôi nấng con càng trăm bề vất vả. Nhiều người tin rằng gặp phải một đứa trẻ nghịch ngợm, lì lợm, không vâng lời gần như giết chết nửa cuộc đời người mẹ. Do đó, hầu hết các mẹ đều muốn con là đứa trẻ ngoan. Thật không may, mọi thứ

Sinh con đã khó, nuôi nấng con càng trăm bề vất vả. Nhiều người tin rằng gặp phải một đứa trẻ nghịch ngợm, lì lợm, không vâng lời gần như giết chết nửa cuộc đời người mẹ. Do đó, hầu hết các mẹ đều muốn con là đứa trẻ ngoan. Thật không may, mọi thứ thường đi ngược lại mong muốn của mẹ. Nhưng mẹ đừng vội nản lòng, một số trẻ khó nuôi nhưng lớn lên khiến bố mẹ mát mặt. Dưới đây là 4 kiểu đứa trẻ đó.

Hiếu động và tràn đầy năng lượng

4 đứa trẻ khi nhỏ khó nuôi, cha mẹ rất vất vả nhưng lớn lên lại khiến họ mát mặt mát mày

Đôi khi mẹ sẽ mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức để chăm một đứa trẻ hiếu động, nhiều năng lượng cả ngày. Nhưng những trẻ này lớn lên thường dễ kết nối với bạn bè, có kỹ năng giao đặc biệt. Chúng sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, tăng cơ hội thành công. Một đứa trẻ hiếu động và nhiều năng lượng có sự tò mò mạnh mẽ, thích khám phá và nghiên cứu. Do đó, đứa trẻ này lớn lên sẽ rất thông minh.

Nhưng mẹ phải chú ý, đừng để sự hiếu động của con ảnh hưởng đến người khác ở nơi công cộng.

Thích nghịch phá

Tháo rời tất cả các đồ chơi, vẽ nguệch ngoạc trên tường, xé giấy và ném đồ. Đừng vội la mắng hay cấm con. Bởi vì đây chính là đứa trẻ khó nuôi nhưng lớn lên sẽ khiến bố mẹ mát mặt.

Thực ra những trẻ này thật không phải muốn phá hỏng đồ đạc trong nhà, chẳng qua còn tò mò và muốn khám phá. Những đứa trẻ này rất năng động và nhạy cảm, sẽ sử dụng trí tưởng tượng của mình để làm những việc mà người lớn không thể hiểu được

Thay vì ngăn cấm, cha mẹ hãy khuyến khích và hướng dẫn con thực hiện đúng cách. Chẳng hạn hãy chỉ con cách lắp ráp đồ chơi sau khi tháo rời. Đây là một bài tập tốt cho khả năng thực tế và phát triển trí tuệ của bé. Tất nhiên, cha mẹ cũng phải chỉ rõ những cái nào nguy hiểm, con không được phép nghịch phá.

Thích tranh luận

Những đứa trẻ này sẽ khiến cha mẹ đau đầu, thậm chí là phát cáu. Nhưng mẹ đừng vội buồn khi phải nuôi một đứa trẻ thế này. Bởi vì bản chất của đứa trẻ thích tranh luận và thể hiện chính kiến là thông minh, độc lập và quyết đoán. Và đây cũng là đứa trẻ nhỏ khó nuôi lớn lên khiến bố mẹ mát mặt mát mày.

Thích tranh luận cũng là biểu hiện của một đứa trẻ dũng cảm. Bé không sợ hãi và dám thể hiện những gì bé nghĩ. Những đứa trẻ can đảm như vậy thường là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Ngay cả khi là nhân viên, chúng cũng trở thành một thành viên nòng cốt của ban lãnh đạo.

Cần tránh những cuộc tranh cãi vô nghĩa, chỉ dùng từ “không” để phủ định quan điểm lẫn nhau. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ lập luận để đưa ra lý do và phân tích sự đúng đắn, để hướng dẫn bé phát triển tư duy đúng đắn.

Nói dối

Cha mẹ nghĩ đây là thói xấu khó chấp nhận của trẻ nhưng hóa ra nó lại có lợi. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự phát triển trí tuệ của bé càng tốt thì tuổi nói dối càng sớm.

Một đứa trẻ nói dối sẽ bộc lộ nhiều kỹ năng hơn như kiểm soát cảm xúc, diễn đạt ngôn ngữ, tổ chức, xử lý và kết nối nhiều thứ. Nói dối cần phải suy nghĩ và tưởng tượng. Chúng phải động não nhiều hơn để biến điều “không đúng sự thật” trở thành điều đáng tin.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 30% trẻ nói dối khi 2 tuổi và hơn 80% trẻ sẽ nói dối sau 4 tuổi. Do đó, cha mẹ không phải quá lo lắng, nói dối là phổ biến đối với trẻ 2-4 tuổi.

Để nói dối không phát triển thành thói xấu cũng như ngăn những lời nói dối nghiêm trọng hơn khi chúng lớn lên, cha mẹ có thể bắt đầu can thiệp sau khi bé 4 tuổi bằng cách tìm hiểu nguyên nhân con nói dối, khuyến khích con nói sự thật, hãy chắc rằng bố mẹ sẽ không đánh mắng con.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X