4 đặc điểm của người đạo đức giả bạn nên biết để lánh xa càng sớm càng tốt

Có những người bên ngoài thì giả dạng nam mô thế nhưng trong bụng là một bồ dao găm. Nếu bạn đang làm cùng những người này thì hãy tránh xa, tuyệt đối đừng nên kết thân kẻo lại mang họa vào thân lúc nào không biết. Thường “buôn chuyện”, “dìm” người khác xuống Qua

Có những người bên ngoài thì giả dạng nam mô thế nhưng trong bụng là một bồ dao găm. Nếu bạn đang làm cùng những người này thì hãy tránh xa, tuyệt đối đừng nên kết thân kẻo lại mang họa vào thân lúc nào không biết.

Thường “buôn chuyện”, “dìm” người khác xuống

Qua nhiều cuộc nghiên cứu tâm lý, các chuyên gia đã kết luận rằng, những người có thói quen “buôn dưa lê”, tám chuyện đủ thứ vấn đề trong cuộc sống thì hay lo lắng nhiều hơn người khác, đặc biệt là họ thường không cảm thấy hài lòng về bản thân mình.

Và để giúp xóa đi cảm giác ấy, những người này thường “buôn chuyện”, nói xấu người khác, tìm mọi cách “dìm hàng” người khác để nâng mình lên. Ngược lại, nếu là một người tử tế, họ sẽ thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình thay vì bình phẩm những lời không hay hoặc nói xấu sau lưng người khác.

Ảnh: internet

Chỉ giúp người khác nếu có lợi cho mình

Những người đạo đức giả cũng thường chỉ nghĩ đến bản thân mình trước khi nghĩ đến người khác, và họ chỉ giúp người khác nếu điều ấy mang lại lợi lộc cho mình. Còn nếu việc giúp đỡ ấy chẳng mang đến lợi lộc gì thì họ sẽ nhanh chóng tìm cách tránh né, hoặc tìm đủ mọi lý do để từ chối.

Ngược lại, những người tử tế giúp người khác xuất phát từ cái tâm của họ. Họ thích giúp đỡ mọi người, thích làm thiện nguyện… đơn giản vì họ muốn vậy, chứ không vì bất cứ điều kiện gì và lợi lộc gì cho mình.

Chỉ tôn trọng những người có quyền lực

Nếu là người tử tế, họ sẽ luôn tôn trọng mọi người xung quanh mình dù họ đang đứng ở vị trí nào trong xã hội. Thậm chí, dù người đó chưa giúp ích được gì cho mình thì những người tử tế cũng vẫn dành cho họ một sự tôn trọng nhất định.

Trái ngược lại với suy nghĩ trên, những người đạo đức giả sẽ tìm mọi cách nịnh nọt để vươn lên, luôn tìm cách giành giật mọi thứ nếu có thể. Đặc biệt, những người này thường chỉ tôn trọng cấp trên, tôn trọng những người có thế có quyền còn với người khác thì xem như “rác”. Đứng trước những người có quyền lực thì họ nịnh hót, cười nói ngọt ngào; còn trước những người có địa vị thấp kém hơn mình thì họ thường tỏ ra khinh bỉ, coi thường.

6 đặc điểm của người đạo đức giả, người thông minh càng phải ghi nhớ

Miệng nói chúc mừng nhưng nội tâm gào thét vì ghen tị

Trên đời này luôn tồn tại những con người tỏ ra chúc mừng nhưng thâm tâm như “phát điên” vì thua kém bạn.

Một người như vậy, ngay cả khi bạn có được thứ gì nhờ chính nỗ lực của mình thì họ cũng không bao giờ muốn nhìn vào những nỗ lực đó của bạn, luôn ghen ghét vì sao bạn có được mà họ không có, luôn muốn đi đục khoét tường của bạn.

Niềm hạnh phúc của họ là nhìn thấy bạn thất bại, thua kém. Nếu đang có người bạn như vậy, bạn nên chấm dứt ngay kẻo mang họa vào thân. Mọi chân tình của bạn đối với họ đều uổng công vô ích.

Những kiểu người ngoài mặt hớn hở, bên trong tầm ngầm như vậy đều không xứng đáng để kết giao, chứ đừng nói là trở thành bạn tốt, bởi lẽ dù bạn có tốt đến đâu, anh ta sẽ không vì bạn mà thay đổi, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

Sau tất cả, thường những người sống hai mặt, đạo đức giả, lòng dạ hẹp hòi thì chẳng bao giờ hành xử một cách văn minh, đường đường chính chính.

Và tất nhiên họ sẽ lấy những vỏ bọc tốt đẹp bên ngoài để che đậy những thói xấu, những suy nghĩ và toan tính nham hiểm bên trong của họ. Hy vọng những bài học trên đây có thể giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hay trong việc nhìn người và từ đó có cách đối nhân xử thế tốt hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X