10 cơn đau dai dẳng sau sinh chỉ những ai làm mẹ rồi mới thấu

Người ta nói rằng nỗi đau khi sinh con là mức cao nhất, nhưng tất cả các bà mẹ đã trải qua sinh nở đều biết rằng có những cơn đau sau sinh dai dẳng và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày . Chúng bao gồm: 1. Đau vết thương Có hai

Người ta nói rằng nỗi đau khi sinh con là mức cao nhất, nhưng tất cả các bà mẹ đã trải qua sinh nở đều biết rằng có những cơn đau sau sinh dai dẳng và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày . Chúng bao gồm:

1. Đau vết thương

Có hai loại vết thương sau sinh: một là vết mổ tầng sinh môn, hai là mổ lấy thai. Vết đau càng kéo dài hơn khi mẹ vừa gượng đau vừa chăm con, thậm chí sinh chưa đầy 1 tuần đã phải làm việc nhà nếu không có ai giúp đỡ.

2. Đau xương mu

Các bà mẹ sinh con tự nhiên hiểu điều này. Cơn đau có thể nhói từ âm đạo đến trực tràng sau khi sinh, bởi vì những bộ phận này liên quan đến việc sinh nở. Lý do là các cơ ở những bộ phận này bị sưng, sung huyết và bị thương ở mức độ khác nhau do giãn nở trong khi sinh, để lại những cơn đau rõ rệt khi cười, hắt hơi và nói to.

3. Đau thắt lưng

Trên thực tế, có nhiều lý do gây đau thắt lưng sau sinh, chẳng hạn như nghiêng xương chậu điển hình, viêm khớp xương chậu nhỏ… Nhiều bà mẹ mổ lấy thai đã có cảm giác lạnh và đau lưng nơi sử dụng thuốc gây tê. Cùng với việc thiếu tập thể dục hoặc tư thế nuôi dcon không đúng, gần một nửa số bà mẹ sau sinh sẽ bị đau thắt lưng sau sinh.

4. Đau phần dưới do tách xương mu

Để sinh con suôn sẻ hơn, phần dưới sẽ được mở rộng về mặt sinh lý. Các triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất là khó tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Nhiều bà mẹ thường cảm thấy đau đớn phía dưới, vì vậy họ không thể mở chân, không thể đứng dậy và không thể ra khỏi giường.

5. Đau bụng (phục hồi tử cung kém)

Trong giai đoạn vài giờ sau sinh, do tử cung co lại, sẽ có một cơn đau ở bụng dưới, cơn đau này sẽ rõ hơn khi cho con bú. Mục đích của co bóp tử cung là để ngăn chặn chảy máu tử cung quá mức và thúc đẩy việc tiết hết sản dịch.

6. Xương chậu nghiêng, biến dạng, dịch chuyển

Khi em bé tăng lên trong thời kỳ mang thai, trọng tâm của người mẹ dần dần di chuyển về phía trước và phần lớn xương chậu nghiêng về phía trước, cột sống thắt lưng được kéo về phía trước, tạo ra những cơn đau dai dẳng sau sinh ở vùng xương chậu. Triệu chứng rõ ràng nhất là khi nằm xuống, lưng không dính sát vào mặt phẳng. Nghiêng xương chậu trong một thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nghiêm trọng gánh nặng ở lưng dưới và cổ, gây đau lưng và đau vai và cổ.

7. Đau vú, nứt núm vú

Hầu như tất cả các bà mẹ đều bị đau vú. Do tác động của hormone, vú tiết ra rất nhiều sữa sau 2 đến 3 ngày sau khi sinh. Lúc này, các bà mẹ cảm thấy ngực cứng như đá, thậm chí đỏ, sưng và nóng, rất đau. Trong vài ngày đầu sau sinh, cơn đau do nứt núm vú cũng rất khủng khiếp.

8. Hội chứng ống cổ tay sau sinh

Khi mang thai, phụ nữ cảm thấy bị tê, ngứa, đau cánh tay, có khả năng là do hội chứng ống cổ tay. Hiện tượng này khá phổ biến ở bà bầu. Nhiều bà mẹ vẫn cảm thấy không hết đau sau sinh, thậm chí là trầm trọng hơn nếu phải ẵm bế em bé liên tục.

9. Đau khi quan hệ

Nhiều bà mẹ sau sinh cho biết rất đau đớn sau khi quan hệ. Có nhiều lý do cho việc này, chẳng hạn do hormone, âm đạo bị khô, cùng với ký ức đau đớn khi sinh con. Lúc này, người chồng cần thông cảm và hiểu cho vợ.

10. Trầm cảm sau sinh

Đừng bỏ qua nỗi đau tâm lý của các bà mẹ sau sinh. Đây là nguyên nhân tâm lý duy nhất trong 10 cơn đau sau sinh dai dẳng ám ảnh người mẹ. Trầm cảm sau nhẹ có thể tự phục hồi, nhưng trường hợp nặng cũng có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Sau khi sinh con, estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh, gây ra sự thay đổi tâm trạng rất lớn. Các bà mẹ thường không được nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên lo lắng cũng dễ trầm cảm.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X